Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Nhà giàu Trung Quốc đổ xô sang châu Âu mua đồ xa xỉ

Nhiều người Trung Quốc cho rằng mua một chiếc túi Louis Vuitton ở Paris thì “sang” hơn nhiều so với mua tại Trung Quốc.

Khách thăm quan trước cửa hàng Prada tại Paris. Ảnh:Bloomberg

Tới Paris để chiêm ngưỡng Mona Lisa đã là chuyện của quá khứ. Ngày càng đông du khách Trung Quốc đến vì ưa chuộng những cửa hàng xa xỉ như Galeries Lafayette. Mckinsey & Co cho biết đến năm 2015, châu Âu nằm trong top địa điểm du lịch cho khoảng 94 triệu khách từ Trung Quốc đại lục. Hành trình của họ sẽ xen những chuyến thăm quan ngắn đến tháp Eiffiel hay bảo tàng Louvre giữa hàng loạt cuộc mua sắm dài ngày tại các cửa hiệu đồ xa xỉ.

Dù châu Âu phải đối mặt thêm một năm suy thoái kinh tế, việc khách du lịch Trung Quốc biến kỳ nghỉ thành những hành trình mua sắm đã vực lại ngành bán lẻ khu vực này và đem triển vọng tươi sáng đến một loạt thương hiệu, từ Prada đến Gucci. McKinsey ước tính năm 2012, một phần năm lượng khách hàng cao cấp Trung Quốc đã mua sắm ở châu Âu và con số này sẽ tăng lên một phần ba trong năm 2013.

Erwan Rambourg, phụ trách nghiên cứu ngành bán lẻ và người tiêu dùng tại HSBC Hong Kong cho biết người Trung Quốc đang mua sắm ở nước ngoài nhiều hơn trong nước. Họ quan niệm mua một chiếc túi Louis Vuitton ở Paris “sang” hơn hẳn mua tại Trung Quốc.

Châu Âu đang tích cực chào đón nguồn khách hàng dồi dào này. Mùa hè năm ngoái, trung tâm mua sắm Harrods ở khu "nhà giàu" Knightsbridge tại London đã trang trọng đặt tấm biển chào đón du khách Trung Quốc tại lối vào, và các nhân viên đeo huy hiệu với dòng chữ “Tôi có thể giúp gì cho quý khách” bằng tiếng Trung. Theo giám đốc tài chính Stacey Cartwright của Burberry, tập đoàn này đã tăng gấp đôi lượng nhân viên nói tiếng Trung ở châu Âu trong 12 tháng vừa qua.

Value Retail là trung tâm mua sắm sành điệu với 9 chi nhánh ở châu Âu, cung cấp những thương hiệu tên tuổi từ Dolce & Gabbana đến Jimmy Choo. Ông Desiree Bollier, Tổng giám đốc trung tâm cho biết chuỗi cửa hàng này dành sự ưu ái đặc biết đối với du khách Trung Quốc.

Vào ngày 18/1, Value Retail đã mở thêm một chi nhánh ở Madrid để phục vụ 1.500 du khách Trung Quốc, cũng như thêm vào menu nhà hàng ở đây những món ăn nhanh như mỳ Ý và salad sau khi quan sát các vị khách từ đại lục không muốn các bữa ăn lấn thời gian mua sắm. Hiện công ty đang tích cực trang trí cho dịp tết nguyên đán.

Theo khảo sát của Global Blue, nhà điều hành điểm hoàn thuế cho khách lữ hành lớn nhất thế giới, các du khách Trung Quốc thường mua sắm tới 11.000 euro (14.700 USD) trong mỗi chuyến thăm quan tới châu Âu, Hong Kong hay Singapore. Một báo cáo khác từ trung tâm nghiên cứu quốc tế HSBC cho biết Trung Quốc chiếm 25% lượng tiêu dùng xa xỉ của thế giới, tăng 10% so với ba năm trước.

Thuế nhập khẩu vào Trung Quốc đối với hàng cao cấp, cũng như việc giảm thuế tại các nước châu Âu cho du khách nước ngoài là nhân tố kích thích du khách Trung Quốc mua sắm. Theo bộ thương mại nước này, giá thành 20 sản phẩm xa xỉ ở Trung Quốc, bao gồm túi xách và đồng hồ, cao hơn tới 72% so với Pháp và 45% so với Hong Kong.

Những khách hàng với túi tiền eo hẹp hơn và nhắm đến những món đồ khiêm tốn hơn như thắt lưng hay túi xách nhỏ sẽ thay thế đổ vào Hong Kong. Theo thống kê từ chính phủ Trung Quốc, mỗi tháng 3 triệu du khách từ đại lục ghé thăm hòn đảo với 7 triệu dân này.

Theo UBS, du khách Trung Quốc giàu có chuộng châu Âu và Mỹ hơn Hong Kong, bởi trải nghiệm mới lạ mà những khu vực xa hơn đem lại. Nhà phân tích Spencer Leung của UBS nhận định: “Nếu bạn đã thăm Hong Kong ba lần một năm trong ba năm vừa qua, bạn có thể lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới tại một điểm đến khác”.

Summer Xia, một giám đốc tài chính 35 tuổi từ Chiết Giang cho biết mua sắm ở Hong Kong đã trở nên nhàm chán. Thay vì thế, cô tới châu Âu hoặc Mỹ ít nhất một lần mỗi năm và có thể tiết kiệm tới 40% chi phí trên một số mặt hàng. Xia dành khoảng 300.000 NDT (48.000 USD) cho mỗi chuyến đi. Những món đồ cô từng mua bao gồm nữ trang kim cương Harry Winston và túi xách Hermes Birkin đỏ trị giá 80.000 NDT.

Credit Suisse dự đoán những du khách như Xia sẽ đóng góp 1/3 doanh thu hàng cao cấp ở Tây Âu trong năm nay. Điều này sẽ giúp ngăn chặn ngành bán lẻ khu vực đồng euro khỏi một năm suy giảm kinh tế, vốn được ngân hàng thế giới dự đoán với tỷ lệ 0,1%.

Doanh thu của Prada tăng hơn 40% ở châu Âu trong 9 tháng đầu năm 2012, tăng gấp đôi chi nhánh ở khu vực Nam Á và Trung Quốc đại lục. Cùng kì, doanh thu của Louis Vuitton châu Âu tăng 9%, vượt tỷ lệ 5% ở châu Á.

Chứng khoán của Prada ở Hong Kong đã tăng 53% trong sáu tháng vừa qua. Chứng khoán LVMH Moet Hennessy, cha đẻ của Louis Vuitton tăng 20% ở Paris và tỷ lệ này ở PPR (công ty của Gucci, Yves Saint Laurent…) là 43%.

CEO của Prada Donatello Galli đánh giá việc du khách Trung Quốc chuyển hướng đến châu Âu là một xu hướng mạnh mẽ hiện nay.

Sự thành công của ngành hàng cao cấp châu Âu cũng có những mặt trái, một trong số đó là việc các gian hàng ở Trung Quốc trở nên vắng khách. Rambourg từ HSBC cho biết để thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, Louis Vuitton đã tăng giá 8% ở châu Âu từ ngày 1/10 năm ngoái. Dù vậy nếu tăng giá quá cao, các công ty có thể gặp rủi ro mất khách nội địa. Ông nhận xét họ không muốn chỉ nhắm đến các vị khách Trung Quốc, Brazil hay Indonesia trong 15 năm tới. Họ muốn là những thương hiệu quốc tế và phục vụ tất cả khách hàng từ tất cả các nước. Đó là khi họ có thể thể hiện năng lực kiểm soát giá của mình.

Duy Tùng(TheoBloomberg)

 

Nguồn: vnexpress.net

Các bài liên quan:

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/133/252/Giat-tham-van-phong/Giat-tham-van-phong.htm

lan son quet voi xu ly silicon

dịch vụ vệ sinh văn phòng

ve sinh cong nghiep

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét